Điểm benchmark là gì? Những thông số có thực sự đáng tin cậy?

Để đánh giá sức mạnh CPU của một chiếc smartphone có rất nhiều tiêu chí. Một trong số đó chính là dựa vào sổ điểm benchmark để so sánh hiệu suất giữa các sản phẩm tương đương. Vậy cụ thể điểm benchmark là gì và có thực sự đáng tin cậy không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Điểm benchmark là gì? Những thông số có thực sự đáng tin cậy?

Điểm benchmark là gì?

Điểm benchmark được thiết kế nhằm đánh giá khả năng hoạt động của CPU, GPU, bộ nhớ, thời lượng pin, tốc độ kết nối mạng và một số tính năng khác của smartphone. Hiện có 2 loại điểm benchmark CPU phổ biến thường được biết đến là hệ điểm chuẩn đánh giá tổng hợp và điểm thực tế. Cụ thể, điểm chuẩn đánh giá tổng hợp cho phép người dùng biết được sức mạnh thiết bị trong điều kiện các linh kiện hoạt động tối đa công suất đạt 100%. Còn điểm đánh giá thực tế hoạt động ghi nhận khi thiết bị vận hành trong điều kiện vận hành với mục đích nhất định.

Điểm benchmark được thiết kế nhằm đánh giá khả năng hoạt động của smartphone

Điểm benchmark được thiết kế nhằm đánh giá khả năng hoạt động của smartphone

Hiện người dùng có thể chọn một số ứng dụng đánh giá điểm benchmark phổ biến như Geekbench để đo sức mạnh GPU, Speedtest đánh giá tốc độ kết nối Internet, AnTuTu để biết hiệu năng tổng thể hay DxOMark xác định khả năng hoạt động của camera. 

Mục tiêu điểm benchmark là gì?

Việc đánh giá điểm benchmark thường được tiến hành bởi các chuyên gia công nghệ hay chính người dùng. Mục đích nhằm đo lường hiệu suất hoạt động của thiết bị. Từ điểm số ghi nhận được là cơ sở để so sánh các sản phẩm smartphone thông qua các thông số kỹ thuật như CPU, GPU, RAM và ROM. 

Đánh giá các thông số kỹ thuật như CPU, GPU, RAM và ROM

Đánh giá các thông số kỹ thuật như CPU, GPU, RAM và ROM

Điểm benchmark tin được không?

Các thuật toán của benchmark được thiết kế áp dụng cho nhiều dòng điện thoại khác nhau và với độ chính xác tương đối cao, có thể là cơ sở dữ liệu đánh giá hiệu quả thiết bị. Tuy vậy, để đảm bảo sự khách quan, bạn nên tiến hành so sánh các thiết bị trong cùng trạng thái hoạt động. 

Ví dụ như khi máy đang chạy ứng dụng ngầm hay không chạy bất cứ ứng dụng nào cả. Thực tế, bản thân một số nhà sản xuất đã sử dụng một số thủ thuật để gian lận điểm benchmark bằng việc chạy và thực hiện các quy trình giúp phần cứng điện thoại hoạt động vượt trội hơn khi được kiểm tra. Nhờ đó giúp nâng điểm số tại thời điểm đó, trong khi thực tế kết quả sẽ không được như vậy. 

So sánh các thiết bị trong cùng điều kiện hoạt động

So sánh các thiết bị trong cùng điều kiện hoạt động

Ý nghĩa điểm benchmark là gì? Nó chỉ thực sự có ý nghĩa khi so sánh các thiết bị trong cùng một điều kiện kiểm tra. Thông thường, các dòng smartphone trước khi được cung cấp ra thị trường cũng đều trải qua một số bài kiểm tra tương tự để biết sản phẩm nào tốt, đạt tiêu chuẩn hay không. Tuy vậy, các chuyên gia cũng nhận định, điểm benchmark thực tế cũng chỉ là những chỉ số để tham khảo và phản ánh một phần chất lượng. Những trải nghiệm người dùng thực tế thường sẽ được đánh giá khách quan hơn bởi trong quá trình sử dụng thiết bị còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố kỹ thuật và ngoại cảnh. 

Nhìn chung, với những người dùng không có quá nhiều kinh nghiệm về sản phẩm công nghệ thì việc tìm hiểu điểm benchmark là gì và việc sử dụng các bài kiểm tra hiệu năng này cũng là cách tham khảo để hiểu rõ hơn về thiết bị đang sở hữu. Tuy nhiên, bên cạnh đó bạn cũng đừng bỏ qua những đánh giá trải nghiệm người dùng thực tế để có được cái nhìn tổng quát hơn về smartphone của mình.

Reply